Commodity là gì? Có những loại hàng hóa nào trên thị trường? 

Commodity là gì? Thuật ngữ này dùng để chỉ hàng hóa, bao gồm rất nhiều mặt hàng được giao dịch trên thị trường tài chính: nông sản, năng lượng, kim loại, nguyên liệu…

Commodity là gì? Với các nhà đầu tư sản phẩm tài chính online, đây là một thuật ngữ quan trọng cần biết. Commodity dùng để chỉ chung cho các loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường với hình thức CFD hay hợp đồng tương lai. Tại XTB, nhà đầu tư có nhiều cơ hội chọn lựa loại hàng hóa mình yêu thích với hàng chục mã sản phẩm thuộc 4 thị trường. 

Commodity là gì? 

Commodity là thuật ngữ được dùng để chỉ hàng hóa trong các giao dịch mua bán toàn cầu. Ví dụ như lúa gạo, cafe, dầu mỏ,… Có thể nói, chúng ta tiếp xúc với hàng hóa mỗi ngày, sử dụng hàng hóa trong các hoạt động sống. Và tất nhiên, giao dịch hàng hóa cũng nở rộ theo nhu cầu của con người, ở mọi thời điểm. 

Thị trường hàng hóa đã được hình thành từ 4500 năm trước công nguyên. Nơi khởi phát của thị trường này chính là Sumer – Lưỡng Hà (tức là Iraq ngày nay). Đến thế kỷ 17, giao dịch Commodity đạt được bước tiến mới, khi người Nhật đã giao dịch hàng hóa bằng cách bán phiếu gạo.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu Commodity là gì cũng như sự phát triển của thị trường hàng hóa, các nhà chuyên môn thường lấy cột mốc năm 1848. Đây là thời điểm mà Sàn giao dịch hàng hóa Quốc tế Chicago được thành lập. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Các nhà đầu cơ, các thương nhân, thậm chí là các tổ chức tài chính đều chọn nơi này để giao dịch. 

Về ý nghĩa cơ bản, Commodity là sản phẩm nguyên liệu thô. Có nghĩa là, nó sẽ là thành phần để cấu tạo nên những sản phẩm khác, hoặc các dịch vụ khác mang tính chất phức tạp hơn. Ví dụ, bột mỳ, đường, sữa, sẽ tạo nên bánh mỳ. Đường, ca cao sẽ tạo nên socola. Dầu thô sẽ tạo nên xăng, nhựa đường…

Commodity là hàng hóa, được giao dịch rộng rãi từ hàng nghìn năm trước và là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay

Commodity là hàng hóa, được giao dịch rộng rãi từ hàng nghìn năm trước và là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay

4 thị trường giao dịch hàng hóa chủ đạo

Trong quá khứ, Commodity thường được giao dịch với hình thức trực tiếp. Tuy nhiên ngày nay, giao dịch hàng hóa online đang ngày càng trở thành kênh đầu tư được yêu thích của nhiều người.

Đầu tư online Commodity là gì? Đây là cách mà các nhà đầu tư mua bán hàng hóa thông qua biến động giá của chúng. Tức là đầu tư với hình thức CFD hoặc hợp đồng tương lai, hoặc cổ phiếu các công ty hàng hóa. Và thị trường Commodity gồm 4 loại cơ bản như sau:

  • Thị trường hàng hóa nông sản: Lúa gạo, cafe, đường, sợi bông…
  • Thị trường hàng hóa năng lượng: Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, gas…
  • Thị trường hàng hóa kim loại: Vàng, bạc, đồng, bạch kim, đồng…
  • Thị trường hàng hóa chăn nuôi: Thịt gia súc, gia cầm.

Ngoài cách phân loại thành 4 thị trường hàng hóa cơ bản, một số nhà đầu tư cũng chọn cách phân loại thành hàng hóa cứng và mềm:

  • Commodity cứng: Các sản phẩm thuộc về tài nguyên, kim loại: Dầu mỏ, vàng,…
  • Commodity mềm: Các loại hàng hóa từ nông nghiệp: Lúa, đậu tương, cafe, thịt…

Tùy vào mỗi loại hàng hóa, đặc trưng giao dịch cũng sẽ không giống nhau. Khối lượng giao dịch, cách thức giao dịch, thị trường biến động… sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa cũng như cung cầu và các chính sách của các quốc gia. 

Vàng là một trong những sản phẩm chủ đạo của thị trường hàng hóa kim loại

Vàng là một trong những sản phẩm chủ đạo của thị trường hàng hóa kim loại

Yếu tố nào tác động đến giá cả giao dịch hàng hóa?

Muốn hiểu rõ hơn Commodity là gì, nhà đầu tư cũng cần nắm được các yếu tố tác động đến giá hàng hóa. Đây là phần nội dung quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn cũng như kế hoạch đầu tư.

Mức giá của hàng hóa sẽ biến động mạnh phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

Cung – cầu

Cán cân cung cầu là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá hàng hóa. Ví dụ, hàng hóa khan hiếm không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, thì giá sẽ tăng lên. Ngược lại, hàng hóa dồi dào, thị trường lại ít ưa chuộng thì tất yếu giá sẽ rẻ xuống. 

Nguồn cung hàng hóa ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Ví dụ như can thiệp của chính phủ, như thời tiết, như chiến tranh, dịch bệnh. Trong khi đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa. Ví dụ như thói quen mua sắm. Hoặc là sức khỏe của nền kinh tế. 

Các sản phẩm thay thế

Đây không chỉ là nhân tố ảnh hưởng đến thị trường Commodity. Nó còn là một trong những đặc điểm cơ bản của Commodity – có thể bị thay thế. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, thị trường luôn có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm giá rẻ hơn, chức năng sử dụng tương đương với loại hàng hóa giá đắt.

Điều này cũng tương tự như khi bạn mua một chiếc tivi hay tủ lạnh. Sản phẩm cao cấp thì giá quá đắt. Trong khi đó, các sản phẩm tầm trung có giá rẻ hơn, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng.

Và khi có lựa chọn thay thế, giá hàng hóa sẽ rẻ xuống. Ví dụ như đồng. Khi nguyên liệu đồng có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, giá đồng tăng rất mạnh. Thế nhưng, từ khi các nhà sản xuất bắt đầu chọn nhôm để thay thế, giá đồng cũng giảm vì nhu cầu thị trường đã hạ nhiệt. 

Thời tiết

Thời tiết là một trong những nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả hàng hóa. Đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Ví dụ như lúa, ngô, cafe… Thời tiết thuận lợi sẽ cho năng suất tốt. Khi đó, nguồn cung cũng tăng lên, giá thành sẽ giảm xuống. Ngược lại, các yếu tố cực đoan khiến sản lượng bị giảm mạnh. Khi đó, sẽ xảy ra sự khan hiếm hàng hóa và giá cả tăng đột biến là điều dễ hiểu. 

Thời tiết là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa

Thời tiết là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa

Chính sách phát triển kinh tế

Các dữ liệu kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng đến định giá hợp đồng tương lai hàng hóa. Nền kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, nguyên liệu. Và chắc chắn, tác động của nó không hề nhỏ. 

Bên cạnh đó, sức khỏe nền kinh tế cũng tác động đến sức mua người dùng. Kinh tế tốt, thu nhập khá, nhu cầu chi tiêu sẽ tăng lên. Hàng hóa sẽ nhập khẩu nhiều, giá cả cũng tăng vọt và ngược lại. 

Biến động đồng USD

Tiền là phương thức thanh toán chính cho mọi hợp đồng mua bán hàng hóa. Và trên toàn cầu, đồng USD có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Có thể thấy được, đây là đồng tiền chính được sử dụng cho rất nhiều giao dịch.

Với các nhà đầu tư, muốn nắm bắt chính xác Commodity là gì cũng như quy trình vận hành các giao dịch, điều quan trọng là cần quan tâm đến biến động đồng USD. Đồng tiền này tăng giá hay giảm giá cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng hàng hóa. Và nó sẽ là yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận của nhà đầu tư. 

Biến động của đồng USD ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trên thị trường

Biến động của đồng USD ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trên thị trường

Vì sao giao dịch Commodity được cộng đồng trader ưa chuộng?

Cùng với cổ phiếu, forex, tiền điện tử, hàng hóa đang là sản phẩm hấp dẫn các nhà đầu tư. Đây là một kênh đầu tư hợp pháp đầy tiềm năng, nó liên thông trực tiếp với thị trường quốc tế và thông qua giao dịch online, nhà đầu tư có thể kiếm tiền từ hàng hóa ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. 

Những lợi ích khi trading Commodity là gì?

  • Kiếm lợi nhuận ở cả hai chiều: Đầu tư Commodity online là hình thức giao dịch dựa trên biến động hàng hóa. Như vậy, các giao dịch mua bán của nhà đầu tư thực chất là giao dịch khống. Tức là chỉ dựa vào hàng hóa cơ sở và các biến đổi giá của nó để giao dịch, chứ không thực sự sở hữu hàng hóa vật chất như cách mua bán truyền thống. Do đó, ở cả hai chiều tăng hay giảm giá hàng hóa, trader cũng đều có thể kiếm được lợi nhuận. 
  • Có thể giao dịch và kiếm lời với hình thức T+0, nghĩa là giao dịch trong ngày. Nhà đầu tư có thể giao dịch và kiếm tiền ngay trong ngày mà không cần đợi đến hôm sau. Điều này có thể mang đến các cơ hội lớn khi thị trường tung tin tức khiến giá hàng hóa biến động mạnh. Trader có thể nhanh chóng chớp lấy cơ hội đầu tư và kiếm tiền nhanh nhất. 
  • Tính thanh khoản rất tốt. Các sản phẩm trong danh mục 4 thị trường hàng hóa đều là những mặt hàng có nhu cầu lớn hàng ngày. Do đó, thị trường giao dịch luôn vô cùng sôi động, sản phẩm có tính thanh khoản cao. 
  • Giao dịch toàn cầu, thị trường minh bạch, đa dạng sản phẩm đầu tư.

Với nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, hàng hóa có thể là kênh đầu tư chủ đạo. Và nó cũng có thể là kênh giao dịch để đa dạng hóa danh mục, giúp cân bằng lời – lỗ khi tham gia thị trường tài chính. 

Cách thức để giao dịch Commodity là gì? 

Có nhiều cách để nhà đầu tư kiếm tiền cùng hàng hóa. Tuy nhiên, nếu bạn thắc mắc cách tốt nhất để giao dịch Commodity là gì, thì chính là 4 hướng đầu tư dưới đây:

  • Giao dịch CFD Hợp đồng chênh lệch cho các sản phẩm hàng hóa.
  • Giao dịch hàng hóa với Hợp đồng tương lai
  • Đầu tư vào quỹ ETF hàng hóa
  • Mua cổ phiếu của các công ty hàng hóa lớn trên toàn cầu. 

Mỗi hình thức đầu tư đều có ưu nhược điểm nhất định. Nhà đầu tư có thể cân nhắc chọn CFD hoặc hợp đồng tương lai. Các hình thức này đơn giản, dễ tiếp cận, và hầu hết đều là phương thức được hỗ trợ tại các sàn giao dịch online. 

Giao dịch CFD hàng hóa được nhiều nhà đầu tư yêu thích

Giao dịch CFD hàng hóa được nhiều nhà đầu tư yêu thích

Hướng dẫn giao dịch hàng hóa tại XTB – sàn giao dịch uy tín, chuyên nghiệp 

Tại XTB, bạn có thể đầu tư Commodity CFD với rất nhiều sản phẩm: Dầu, vàng, khí đốt tự nhiên, palladium, cà phê… Quy trình giao dịch khá đơn giản:

  • Bước 1: Mở tài khoản đầu tư hàng hóa tại nền tảng giao dịch xStation 5.
  • Bước 2: Nạp tiền vào tài khoản giao dịch để có khoản ký quỹ. Bạn sẽ được sử dụng đòn bẩy cho CFD nên số tiền tối thiểu phải nạp chỉ từ 5 USD là đã có thể bắt đầu giao dịch.
  • Bước 3: Mở danh mục sản phẩm, chọn mã hàng hóa mà bạn muốn đầu tư. Ví dụ như ở hình dưới đây, chúng ta chọn sản phẩm Dầu thô WTI. Mở biểu đồ sản phẩm để xem biến động giá của dầu WTI qua các khung thời gian. 
  • Bước 4: Đặt lệnh giao dịch và thiết lập các thông số cho hợp đồng. 
Giao dịch hàng hóa tại xStation 5 - Nền tảng giao dịch của sàn XTB

Giao dịch hàng hóa tại xStation 5 – Nền tảng giao dịch của sàn XTB

Kết luận 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết Commodity là gì. Có thể thấy, đầu tư hàng hóa trong thời điểm này là một lựa chọn khá an toàn. Danh mục sản phẩm đa dạng và nhà đầu tư có thể chọn mã sản phẩm mình thấy quen thuộc nhất. Trong quá trình đầu tư, nên cân nhắc các yếu tố rủi ro và tìm hiểu kỹ thị trường để đảm bảo có mức lợi nhuận tối ưu nhất. 

Rate this post
Sàn forex mới
4,8 rating
Ưu đãi cho người mới: Nạp càng nhiều nhận càng nhiều với 10% bonus khi nạp
4,5 rating
Giấy phép FSA, CBCS, FCS, FCSA, CySEC, FCA, CMA. Nạp tối thiểu $10
3,5 rating
Giấy phép FSC, CySEC, DFSA. Nạp tối thiểu $5
3,8 rating
Giấy phép CySEC, FSA, ASIC, SCB
4,0 rating
Ưu đãi cho nhà đầu tư mới
© Copyright 2024 Sàn cfd uy tín. Đầu tư, giao dịch CFD & tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia. Nội dung website với mục đích chia sẻ kiến thức. Người chia sẻ không chịu trách nhiệm với những áp dụng và kết quả thực tế người dùng. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai và chỉ sử dụng với mục đích minh họa.
Trong bài viết này