Top 6 các loại lệnh trong Forex, nhà đầu tư nên biết 

Lệnh chốt lời, cắt lỗ, lệnh thị trường, lệnh chờ Buy / Sell… là các loại lệnh trong Forex rất thông dụng và cơ bản để đầu tư thành công mà bất cứ Trader nào cũng cần nắm vững.

Để trở thành một Trader thông thái, ngoài am hiểu thị trường và những lĩnh vực đầu tư, Trader cũng cần thông thạo các loại lệnh trong Forex vì đây chính là công cụ hỗ trợ đầu tư hiệu quả nhất. Việc hiểu rõ các loại lệnh, cách sử dụng, ý nghĩa… sẽ giúp Trader hoạch định chiến lược đầu tư phù hợp và đúng đắn hơn. Trong bài viết này, sanfxuytin sẽ gửi đến Trader top 6 các loại lệnh cơ bản và thông dụng nhất trong Forex, mời Trader cùng theo dõi nhé!

Các loại lệnh trong Forex là gì?

Về cơ bản, sự ra đời của các loại lệnh trong Forex là để phục vụ cho mục đích giao dịch hiệu quả của Trader như: Chờ thời điểm tốt để mua vào / bán ra (Buy / Sell), không thể thường xuyên theo dõi thị trường nhưng vẫn muốn giao dịch có lời tại mức đó (chốt lời), hạn chế thua lỗ quá nhiều vào vốn (cắt lỗ)… Hay nói cách khác, các lệnh trong Forex là hành động mua hoặc bán một sản phẩm tiền tệ, các lệnh này giúp Trader kịp thời tìm kiếm lợi nhuận hoặc hạn chế rủi ro tài chính trong trường hợp đầu tư thất bại.

Đặt lệnh là hành động mà Trader sử dụng rất thường xuyên, gần như hàng ngày để giao dịch trên thị trường Forex. Vì vậy, việc am hiểu các lệnh này sẽ giúp cho việc giao dịch của Trader thuận lợi hơn rất nhiều, tăng xác suất thành công của phiên giao dịch và hạn chế thấp nhất những rủi ro.

Các loại lệnh trong Forex phổ biến nhất

Các loại lệnh trong Forex phổ biến nhất

Phân loại lệnh trong Forex

Trong Forex có rất nhiều lệnh hỗ trợ được tích hợp và thiết lập. Song, chúng được phân chia thành 2 nhóm lớn chính đó là lệnh thị trường và lệnh chờ. Dưới đây sẽ là các loại lệnh trong Forex cơ bản và phổ biến nhất mà tất cả Trader khi tham gia thị trường này cần phải thông thạo.

Lệnh Market Order

Các loại lệnh trong Forex cơ bản nhất đó là lệnh Market Order hay còn gọi là lệnh thị trường, đây là lệnh phổ biến được các Trader sử dụng nhiều nhất khi tham gia thị trường Forex. Lệnh thị trường được hiểu là lệnh mua hoặc bán sản phẩm tiền tệ ở mức giá tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại trong thị trường Forex. Lệnh này có ưu điểm là tốc độ khớp lệnh ngay lập tức, do đó Trader không cần phải mất thời gian chờ hay lo sợ làm lỡ cơ hội đầu tư.

Lệnh thị trường trong Forex

Lệnh thị trường trong Forex

Lệnh chờ Sell Limit and Buy Limit 

Một lệnh quan trọng khác không thua kém lệnh thị trường đó là lệnh chờ, các loại lệnh trong Forex này dùng để Trader đặt mua vào sản phẩm tiền tệ theo giá thấp hơn giá thị trường hiện tại hoặc đặt bán ra sản phẩm tiền tệ với giá cao hơn giá hiện tại trong Forex. Trong đó, lệnh Sell Limit là lệnh bán ra khi giá cao hơn giá hiện tại của thị trường. Còn lệnh Buy Limit là lệnh mua vào khi giá thấp hơn giá hiện tại của thị trường Forex.

Trader thường sử dụng các loại lệnh trong Forex này để dự đoán xu hướng giá sẽ đảo chiều tăng hay giảm, từ đó đặt lệnh thích hợp để tìm kiếm lợi nhuận.

Ví dụ:

Tỷ giá của cặp tiền tệ EUR/USD đang được giao dịch ở thời điểm hiện tại là 1.3200. Trader muốn bán ra cặp tiền tệ này khi giá thị trường đạt mức 1.3700. Thay vì phải ngồi đợi xuyên suốt để chờ giá đạt đến mức mong muốn, Trader có thể sử dụng lệnh Sell Limit. Trường hợp thị trường diễn biến đúng theo dự đoán của Trader, khi tỷ giá EUR/USD đạt 1.3700 thì hệ thống sàn sẽ tự động thực hiện lệnh bán ra cho Trader tại mức giá này.

Đây là lệnh rất hữu dụng đối với các Trader không có nhiều thời gian rảnh để thường xuyên theo dõi thị trường.

Sell Limit một trong các lệnh chờ Limit

Sell Limit một trong các lệnh chờ Limit

Lệnh chờ Buy Stop and Sell Stop

Tương tự như các lệnh Sell Limit và Buy Limit, lệnh chờ Stop được sử dụng:

  • Buy Stop – Đặt mua với giá cao hơn giá hiện tại của thị trường Forex
  • Sell Stop – Đặt bán với giá thấp hơn giá hiện tại của thị trường.

Trader có thể sử dụng các lệnh này để chắc chắn rằng lệnh sẽ đi theo đúng xu hướng đã dự đoán. Các loại lệnh trong Forex này thường được Trader sử dụng khi dự đoán giá sẽ đi theo một xu hướng nhất định từ những thông tin thị trường 

Ví dụ:

Tỷ giá của cặp tiền tệ EUR/USD ở phiên giao dịch hiện tại là 1.3000, Trader dựa vào những thông tin cập nhật thị trường để dự đoán chắc rằng nếu giá tăng lên 1.3320 thì sẽ còn tiếp tục tăng. Lúc này, Trader tự tin sử dụng lệnh Stop để khi giá đạt đến mức 1.3320 hệ thốp sẽ tự động khớp lệnh cho Trader.

Lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop trong Forex

Lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop trong Forex

Lệnh Stop Loss

Stop Loss là một lệnh cực kỳ quan trọng thuộc các loại lệnh trong Forex. Stop Loss hay còn gọi là lệnh cắt lỗ, đây là lệnh có ý nghĩa bảo vệ tài khoản của Trader khỏi âm, kiểm soát mức độ thua lỗ để tránh tổn thất quá nghiêm trọng khi thị trường đi ngược lại với xu hướng dự đoán của Trader.

Ví dụ:

Tỷ giá cặp tiền tệ EUR/USD mà Trader đã mua vào trước đó có giá là 1.3000, nhằm tránh những rủi ro khi có thời gian nào đó Trader không sát sao với thị trường. Lúc này lệnh cắt lỗ được thiết lập để hạn chế thua lỗ tại mức tỷ giá 1.2950. khi cặp tiền tệ EUR/USD có xu hướng giảm, hệ thống sàn sẽ kích hoạt để mức thua lỗ được cắt ngay vị trí 1.2950.

Khi thực hiện đặt các loại lệnh trong Forex Trader nhất định không được bỏ qua lệnh này, hãy luôn nhớ đầu tư luôn đi cùng rủi ro, mà rủi ro thì chẳng bỏ qua một ai đâu nhé! Dù biết rằng trong đầu tư khi dùng đến lệnh cắt lỗ đồng nghĩa với tiền vốn của Trader đã bị hao hụt. Thế nhưng, nếu bỏ qua lệnh này, sợ rằng khoản hao hụt đó sẽ ngày càng lớn và tiến dần về con số âm.

Lệnh dừng lỗ quan trọng trong Forex

Lệnh dừng lỗ quan trọng trong Forex

Lệnh cắt lỗ tiếp diễn

Đây là một dạng của lệnh cắt lỗ nhưng luôn diễn biến dịch chuyển theo biến động của xu hướng giá có lợi cho Trader.

Ví dụ:

Trader đặt lệnh Sell cho cặp tiền tệ JPY/USD với tỷ giá là 1.1200 và chọn lệnh Stop 30 Pips. Có nghĩa là mức giá cắt lỗ sẽ nằm ở khoảng 1.1230

Trường hợp tỷ giá đi theo đúng xu hướng và giảm xuống mức 1.1100 thì lệnh cắt lỗ tiếp diễn sẽ dịch chuyển theo đến 1.1030.

Trường hợp tỷ giá tiếp tục đi xuống và đạt mức 1.0970 thì lệnh cắt lỗ tiếp diễn sẽ dịch chuyển đến 1.10000. 

Giả sử, thị trường lúc này đi ngược lên lại thì lệnh cắt lỗ tiếp diễn vẫn sẽ giữ nguyên ở mức 1.10000 chứ không dịch chuyển tiếp tục lên theo và khi tỷ giá đạt đến 1.10000 chạm mức cắt lỗ thì hệ thống sẽ đóng lại lệnh lại.

Lệnh Take Profit

Các loại lệnh trong Forex cơ bản nhất không thể bỏ qua đó là Take Profit hay còn gọi là lệnh chốt lời. Đây là lệnh thường được dùng song song với lệnh cắt lỗ và có vai trò quan trọng không hề thua kém lệnh cắt lỗ. Lệnh Take Profit được dùng để hóa số lợi nhuận mà Trader đạt được. Song, đây lại là một lệnh phụ thuộc nhiều vào bản chất con người. Bởi lẽ, đang trong một giao dịch có lời, rất ít và hiếm khi sẽ có người muốn dừng lại khoản lợi nhuận đó để thoát lệnh. 

Trader phải hiểu rằng, thị trường đầu tư luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vô hình, xu hướng giá có thể đảo chiều bất cứ lúc nào chỉ trong tích tắc. Vì vậy, hãy học cách khống chế “lòng tham” để kịp thời đưa ra lệnh chốt lời khi thị trường vẫn còn đang đi đúng hướng dự đoán. Không phải lúc nào Trader cũng có thời gian để ngồi hàng giờ canh biến động giá. Sẽ thật may mắn khi Trader sử dụng các loại lệnh trong Forex đặc biệt là lệnh chốt lời đúng lúc khi thị trường quay đầu đúng thời điểm Trader không theo dõi biến động.

Ví dụ:

Trader mua vào cặp tiền tệ USD/JPY với tỷ giá 90.00, ngay sau đó xu hướng giá tăng lên và bắt đầu có lợi nhuận. Trader dự đoán rằng giá cao nhất chỉ đạt 95.00, nên đã đặt lệnh chốt lời ngay 95.00 và out máy không tiếp tục theo dõi biến động. Đến khi vào lại, đúng như dự đoán, giá đã lên đến mức 95.00 và quay đầu về 88.00. Nhưng thật may mắn vì Trader đã đặt lệnh chốt lời và thu về lợi nhuận 5.00 cho giao dịch này, đây chắc chắn là 1 giao dịch thành công!

Lệnh chốt lời quan trọng trong Forex

Lệnh chốt lời quan trọng trong Forex

Phân biệt các loại lệnh trong Forex 

Trader thường nhầm lẫn các loại lệnh trong Forex, mà hay gặp nhất đó là lệnh Stop và Limit. Vì vậy, dẫn đến một số lệnh đặt sai, đặt chưa hiệu quả. Dưới đây là một số điểm nhận biết dùng để phân biệt hai lệnh này, Trader lưu lại sẽ có khi cần dùng đến đấy!

Đầu tiên, cả hai lệnh này giống nhau ở chỗ đều cho phép Trader gửi thông báo đến Broker rằng họ đã sẵn sàng giao dịch ở mức giá và thời gian nào trong tương lai. Tiếp đến là những điểm phân biệt:

Lệnh Stop

Lệnh Stop là lệnh được kích hoạt khi giá thị trường đạt đến hoặc vượt khỏi mức giá Stop được Trader cài đặt. Lệnh này đôi khi sẽ lệch một vài Pip do tính thanh khoản tiền tệ thấp hoặc do biến động thị trường quá mạnh.

Trên thực tế, độ chính xác giá cho lệnh Stop của Trader sẽ phụ thuộc vào biến động thị trường tại thời điểm đó. Sẽ lệch một vài Pip, tệ hơn giá Stop, tốt hơn giá Stop…

Ví dụ

Cặp tiền tệ EUR/USD đang có mức giá hiện tại là 1.1200, Trader đang có một lệnh Buy Stop ở mức giá là 1.1250 và sẽ được kích hoạt khi giá biến động đến mức đã cài đặt.

Lệnh Limit

Khác với Stop, lệnh Sell Limit sẽ được kích hoạt khi giá ở mức cao hơn giá thị trường hiện tại và lệnh Buy Limit sẽ được kích hoạt ở mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Có mức độ chính xác và không phụ thuộc vào biến động giống lệnh Stop. 

Ví dụ:

Cặp tiền tệ EUR/USD trong phiên giao dịch có giá 1.1200, Trader đang có một lệnh Buy Limit để mua vào với mức giá 1.1150. Lệnh Buy Limit sẽ chỉ được kích hoạt khi giá thấp hơn 1.1200.

Phân biệt lệnh Stop và Limit trong Forex

Phân biệt lệnh Stop và Limit trong Forex

Bài viết là tổng hợp các loại lệnh trong Forex cơ bản và thông dụng nhất mà Trader khi tham gia thị trường cần biết rõ. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho giao dịch của Trader thêm thành công, thực hành ngay với các lệnh cơ bản trong Forex nào Trader ơi!

>> Tham khảo thêm: Kiến thức đầu tư Forex: Thuật ngữ & khái niệm nền tảng cho người mới bắt đầu

5/5 - (1 bình chọn)
Sàn forex mới
4,8 rating
Ưu đãi cho người mới: Nạp càng nhiều nhận càng nhiều với 10% bonus khi nạp
4,5 rating
Giấy phép FSA, CBCS, FCS, FCSA, CySEC, FCA, CMA. Nạp tối thiểu $10
3,5 rating
Giấy phép FSC, CySEC, DFSA. Nạp tối thiểu $5
3,8 rating
Giấy phép CySEC, FSA, ASIC, SCB
4,0 rating
Ưu đãi cho nhà đầu tư mới
© Copyright 2024 Sàn cfd uy tín. Đầu tư, giao dịch CFD & tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia. Nội dung website với mục đích chia sẻ kiến thức. Người chia sẻ không chịu trách nhiệm với những áp dụng và kết quả thực tế người dùng. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai và chỉ sử dụng với mục đích minh họa.
Trong bài viết này