Ascending Channel – Kênh giá tăng là gì trong giao dịch forex?

Ascending Channel là thuật ngữ dùng để chỉ kênh giá tăng, xuất hiện trong một xu hướng tăng giá, là tín hiệu giao dịch hiệu quả nếu biết cách khai thác. 

Trong giao dịch forex, xác định được xu hướng thị trường là kỹ thuật quan trọng. Trong đó, Ascending Channel được xem là một trong những công cụ xác định xu hướng đơn giản, hiệu quả nhất. Là một trader mới, bạn cần biết Ascending Channel – kênh tăng giá là gì. Nó sẽ mang lại lợi ích giao dịch thế nào cho trader? Cùng Sanfxuytin.com tìm hiểu ngay sau đây. 

Ascending Channel là gì?

Ascending Channel còn được gọi là kênh tăng giá, kênh giá tăng hoặc kênh tăng dần. Nó có nghĩa biểu đạt cho các hành động giá nằm trong một xu hướng tăng. Các đường xu hướng sẽ đi song song và dốc lên. Từ đó, liên tục tạo thành các đỉnh cao hơn, các đáy cao hơn. 

Như vậy, đặc điểm cơ bản để nhận diện được kênh tăng giá chính là các đỉnh và đáy sau sẽ luôn cao hơn các đỉnh và đáy trước. 

Đường bên dưới sẽ được xác định đầu tiên. Đường này sẽ chạy dọc theo các mức thấp nhất trong xu hướng. Nó xác định đường xu hướng chính của giá. Đường phía trên được gọi là đường kênh. Nó sẽ song song với đường xu hướng. Đồng thời, nó sẽ chạy dọc theo các mức giá cao nhất trong cùng xu hướng đó. 

Hai đường dưới và đường trên này sẽ được gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự. Đường hỗ trợ chuỗi các mức thấp dao động cao hơn. Đường kháng cự cũng nối các điểm mức giá cao hơn và tạo thành đường chéo song song nhau hướng lên. 

Ngược với xu hướng tăng dần này, chúng ta sẽ có đường xu hướng giảm dần. Và các nội dung về đường giảm dần cũng sẽ được chúng tôi thông tin trong một bài viết khác. 

Ascending Channel biểu thị một xu hướng tăng trong forex

Ascending Channel biểu thị một xu hướng tăng trong forex

Hướng dẫn vẽ kênh Ascending Channel trên đồ thị giao dịch

Vẽ một kênh Ascending Channel không quá khó. Với những trader giàu kinh nghiệm, thì đây là một thực hành thường xuyên. Vì như đã nói, để giao dịch, thì điều đầu tiên chính là phải xác định được xu hướng thị trường.

Để vẽ kênh giá tăng, thì trader cần phải thực hiện vẽ được 2 đường hỗ trợ và kháng cự. 

Đầu tiên, hãy vẽ đường hỗ trợ đi qua các đáy giá thấp nhất trong một xu hướng.

Sau đó, hãy vẽ một đường thẳng song song với đường hỗ trợ này. Sau khi vẽ xong, bạn chỉ cần di chuyển nó vào vị trí mà nó sẽ chạm được nhiều đỉnh nhất của giá. Đó chính là đường kháng cự. Và các đỉnh giá đều sẽ nằm trong khoảng giữa của 2 đường này. 

Từ cách vẽ, trader cũng sẽ càng củng cố khẳng định kênh tăng giá được xác lập trong xu hướng tăng. Trong xu hướng tăng chính đó, vẫn có những giai đoạn giá bật lên xuống vô định. Tuy nhiên, chúng đều nằm gọn trong 2 đường này. Thỉnh thoảng cũng có những trường hợp giá sẽ bật ra khỏi 2 đường này. 

Vẽ kênh tăng giá đơn giản với 2 đường thẳng song song đi qua các đỉnh và đáy giá

Vẽ kênh tăng giá đơn giản với 2 đường thẳng song song đi qua các đỉnh và đáy giá

Điều gì đang diễn ra trong kênh tăng giá?

Trong kênh tăng giá Ascending Channel, mức giá không hoàn toàn nằm giữa 2 đường xu hướng song song. Có nghĩa là, các đường xu hướng này chỉ mang ý nghĩa hiển thị vùng hỗ trợ và kháng cự. Từ đó, các nhà giao dịch có thể dựa vào đặc điểm này để có thể đặt các lệnh dừng lỗ cũng như đưa ra được mức lợi nhuận mục tiêu.

Khi mức giá phá kháng cự trên kênh giá tăng, điều gì sẽ diễn ra? Đây là dấu hiệu cho thấy giá sẽ tiếp tục theo xu hướng tăng. Còn với trường hợp, giá phá hỗ trợ xuống dưới đường xu hướng, thì đó có thể là dự báo cho một xu hướng mới. Thị trường lúc này có thể sideway hoặc đi xuống trong giai đoạn kế tiếp.

Trong kênh tăng dần, có thể thấy đó là một xu hướng giá tăng rất rõ ràng. Từ đặc điểm này, trader hoàn toàn có thể chọn cách giao dịch theo xu hướng. Hoặc thông qua dao động của các mức hỗ trợ và kháng cự, có thể giao dịch theo hướng phá kháng cự hoặc phá hỗ trợ. 

Phe mua lúc này đang chiếm lưu thế khiến thị trường đẩy giá tài sản lên cao. Tại các điểm hồi giá hoặc dao động nhỏ, hoàn toàn đều có cơ hội giao dịch. Hoặc khi nhận thấy giá phá kháng cự, có thể tìm kiếm các cơ hội bán chốt lời lý tưởng. Tùy vào phong cách giao dịch mà mỗi trader sẽ đưa ra chọn lựa cho mình. 

Phe mua đang chiếm ưu thế trong kênh tăng giá

Phe mua đang chiếm ưu thế trong kênh tăng giá

Tìm kiếm cơ hội giao dịch với Ascending Channel như thế nào?

Thông thường, giao dịch trong giai đoạn thị trường có xu hướng thì cách an toàn nhất là giao dịch theo xu hướng. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là cách giao dịch ngược xu hướng kém hiệu quả. Điều quan trọng là trader cần biết được các tín hiệu thị trường. Nhận biết tâm lý thị trường đang ở diễn biến nào. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ tìm ra được hướng đi chuẩn xác nhất. 

Trader cũng đã nắm rõ về kênh giá tăng dần cũng như cách nhận diện, cách vẽ chúng. Vậy bạn sẽ giao dịch như thế nào với chúng? Có 3 cách để có thể giao dịch cùng Ascending Channel. Và cách nào cũng cho thấy sự tối ưu của nó nếu bạn vận dụng hiệu quả.

Giao dịch trong vùng hỗ trợ và kháng cự

Với cách giao dịch này, các vị thế được đặt sẽ nằm hoàn toàn trong kênh giá tăng. Tức là:

  • Trader mở vị thế bán khi giá cổ phiếu chạm vào đường xu hướng dưới.
  • Trader thoát giao dịch khi giá di chuyển đến gần đường xu hướng trên.

Với cách đặt lệnh này, lệnh dừng lỗ sẽ thấp hơn đường xu hướng dưới một vài pip. Điều này có thể đảm bảo được an toàn thua lỗ nếu thị trường đột ngột đảo chiều. 

Khi giao dịch với cách này, trader cần đảm bảo được khoảng cách giữa các đường xu hướng mà mình vẽ ra. Cần phải vẽ đường xu hướng có khoảng cách lý tưởng nhất cho tỷ lệ R:R. 

Ví dụ như, bạn đặt điểm dừng lỗ là 10USD. Khi đó, độ rộng của kênh giá tăng Ascending Channel phải tối thiểu 20 USD. Điều này sẽ đảm bảo được tỷ lệ R:R bằng 1:2. Như vậy mới có thể có được khoản lợi nhuận như ý. 

Giao dịch trong vùng hỗ trợ và kháng cự

Giao dịch trong vùng hỗ trợ và kháng cự

Giao dịch Phá kháng cự

Giao dịch phá kháng cự cũng là một giải pháp tốt để kiếm lời với Ascending Channel. Với cách này, trader đang nhìn nhận rằng thị trường vẫn theo xu hướng tiếp diễn tăng mạnh. Các đỉnh giá mới sẽ liên tục được thiết lập. Và để an toàn, bạn nên kết hợp thêm các chỉ báo, các mô hình nến. Tín hiệu chuẩn xác thì mới bắt đầu tìm điểm vào lệnh.

Với cách này, hãy đặt lệnh mua ngay khi giá phá vỡ đường xu hướng trên. Tức là đường kháng cự. Sau khi bạn mua, thị trường vẫn tăng giá mạnh và bạn sẽ tìm cơ hội bán ra chốt lời. 

Thế nhưng, như đã nói, hãy chắc chắn rằng mức kháng cự luôn có xu hướng nâng cao trong biểu đồ giá. Đồng thời, hãy chọn khung thời gian giao dịch phù hợp nhất. 

Giao dịch phá hỗ trợ

Ngược lại với cách giao dịch phá kháng cự. Trong Ascending Channel, trader có thể chọn cách giao dịch phá hỗ trợ. Và cũng như trên, hãy tìm kiếm các dấu hiệu khác đang không ủng hộ mô hình giá. Tức là những tín hiệu đảo chiều manh nha xuất hiện. 

Dấu hiệu cảnh báo xu hướng đảo chiều trường thấy chính là giá sẽ không thường xuyên chạm vào đường xu hướng trên. Hoặc trong một giai đoạn nào đó, các chỉ báo đều cho thấy một phân kỳ âm. Đây đều là các tín hiệu cho thấy sự thay đổi mới trong tương lai. Kênh giá tăng sẽ không còn giữ vị thế. 

Lúc này, trader có thể đặt lệnh Bán khi giá phá hỗ trợ, xuống dưới thấp hơn đường xu hướng dưới. Động lực tăng giá đang suy yếu và lúc này bạn bán khi giá còn cao sẽ có lợi nhiều nhất. 

Như vậy, những nhà giao dịch tích cực nhất luôn tìm kiếm cơ hội mua và bán trong mọi hoàn cảnh. Dù thị trường kéo lùi hay vẫn duy trì ổn định, thì các cơ hội đều có sẵn. Điều quan trọng là bạn sẽ tận dụng cơ hội đó như thế nào và giao dịch ra sao. 

Giao dịch theo cách phá hỗ trợ hoặc phá kháng cự cũng mang lại lợi nhuận tốt

Giao dịch theo cách phá hỗ trợ hoặc phá kháng cự cũng mang lại lợi nhuận tốt

Kênh tăng giá xuất hiện trong xu hướng giảm là gì?

Kênh tăng giá, nó là một đại diện của xu hướng tăng. Và nó cũng mang đến những dự đoán thay đổi chung nhất về xu hướng. Nếu là trader mới, có thể sẽ hoang mang khi gặp trường hợp Ascending Channel xuất hiện trong 1 xu hướng giảm.

Điều này xuất hiện là do bạn đang tìm hiểu các khung thời gian nhỏ. Ví dụ như tại khung H4, về cơ bản thì thị trường đi theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong xu hướng chung đó, có những giai đoạn thị trường giảm giá điều chỉnh. Đó có thể là trong các khung M1, M5…

Do đó, bạn không cần phải hoang mang. Ngược lại, các giai đoạn hồi giá trong xu hướng giảm sẽ là cơ hội đánh scalping tốt nhất. Tất nhiên, đây không phải là cuộc chơi đơn giản. Nó dành cho những nhà đầu tư “não có sạn”. Các trader mới, tốt nhất nên chọn khung từ H4 trở lên để giao dịch sẽ an toàn hơn. 

Kênh tăng giá có thể xuất hiện trong một xu hướng giảm giá

Kênh tăng giá có thể xuất hiện trong một xu hướng giảm giá

Điều gì sẽ xảy ra khi kênh tăng giá bị phá vỡ?

Bạn đã thiết lập được một kênh tăng giá. Các đỉnh và đáy giá đều nằm trong 2 đường xu hướng được thiết lập. Thế nhưng, theo thời gian, mức giá đã bắt đầu phá vỡ, bật lên xuống liên tục và thoát ra khỏi 2 đường xu hướng này. 

Vậy điều gì sẽ xảy ra? Kịch bản thị trường sẽ xuất hiện một trong 3 trường hợp dưới đây:

  • Hướng của sự phá vỡ tạo nên các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn: Tiếp tục xu hướng tăng giá mạnh mẽ.
  • Hướng của sự phá vỡ tạo nên các đỉnh và đáy bằng nhau: Thị trường bước vào giai đoạn sideway
  • Hướng của sự phá vỡ tạo nên các đỉnh và đáy thấp hơn: Thị trường đảo chiều đột ngột, quay đầu giảm giá. Lúc này, Ascending Channel đã cạn kiệt năng lượng và đường xu hướng dưới sẽ bị phá vỡ.

Trong cả 3 trường hợp, trader đều cần phải đưa ra nhận định và dự đoán. Khi giá tăng mạnh hay quay đầu, hãy tìm kiếm các cơ hội giao dịch tốt nhất. Với tình trạng thị trường đi ngang thì lúc này, bạn cũng hãy nghỉ ngơi, chờ các tín hiệu khác để vào lại.

Kênh giá phá vỡ sẽ có 3 kịch bản xảy ra

Kênh giá phá vỡ sẽ có 3 kịch bản xảy ra

Kết luận

Nhìn chung, Ascending Channel là một khái niệm cơ bản trong forex. Nó cần thiết và hữu dụng cho bất cứ cách phân tích kỹ thuật nào. Do đó, mỗi trader đều nên tập làm quen, tập vẽ xu hướng tăng. Và từ đó, hãy tự mình thử nghiệm các chiến lược giao dịch khác nhau. Thời gian sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và lợi nhuận cũng tăng dần theo. 

5/5 - (4 bình chọn)
Sàn forex mới
4,0 rating
Ưu đãi cho nhà đầu tư mới
4,5 rating
Giấy phép FSA, CBCS, FCS, FCSA, CySEC, FCA, CMA. Nạp tối thiểu $10
4,8 rating
Ưu đãi cho người mới: Nạp càng nhiều nhận càng nhiều với 10% bonus khi nạp
3,5 rating
Giấy phép FSC, CySEC, DFSA. Nạp tối thiểu $5
3,8 rating
Giấy phép CySEC, FSA, ASIC, SCB
© Copyright 2024 Sàn cfd uy tín. Đầu tư, giao dịch CFD & tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia. Nội dung website với mục đích chia sẻ kiến thức. Người chia sẻ không chịu trách nhiệm với những áp dụng và kết quả thực tế người dùng. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai và chỉ sử dụng với mục đích minh họa.
Trong bài viết này