Mô hình Cup and Handle là gì, cách giao dịch hiệu quả

Tìm hiểu mô hình Cup and Handle là gì. Đây là mẫu mô hình cốc và tay cầm, một dạng mô hình giá phổ biến và mang đến nhiều tín hiệu giao dịch lý tưởng.

Với các nhà đầu tư forex, các mô hình giá luôn là công cụ hữu ích để có thể phân tích và dự đoán giá thị trường. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình giá Cup and Handle. Đây là mẫu mô hình giá cơ bản nhưng lại sở hữu rất nhiều ưu điểm. Có thể nói, đây chính là một trong những mô hình giá mang lại tín hiệu giao dịch tin cậy nhất cho trader.

Cup and Handle là gì?

Cũng như bất cứ nội dung nào về mô hình giá, điều đầu tiên mà trader cần nắm được chính là định nghĩa của khái niệm.

Cup and Handle, dịch sang tiếng Việt là : Cốc và tay cầm. Đây là một dạng mô hình giá tiếp diễn, cho thấy thị trường sẽ tiếp tục đi theo xu hướng trước đó.

Về hình dạng, thì mô hình giá này sẽ được hình thành thông qua các biến động giá với hình dáng tương tự như một chiếc cốc kèm tay cầm. Có 2 dạng: Cốc tay cầm thuận, là hình dạng cốc hướng lên, tay cầm bên phải. Dạng khác chính là cốc tay cầm nghịch, là hình dạng một chiếc cốc hướng xuống. Phần tay cầm vẫn ở bên phải của phần thân cốc.

Về mặt lý thuyết, đây là mẫu mô hình thường có khả năng xuất hiện ngay sau 1 xu hướng tăng. Nó chính là tín hiệu tin cậy cho thấy thị trường có khả năng tiếp diễn theo xu hướng cũ. 

Mặc dù vậy, trong một số ít trường hợp, thì Cup and Handle cũng có thể xuất hiện ở cuối của một xu hướng giảm. Lúc này, nó chính là dấu hiệu của sự đảo chiều. Trader cần cẩn trọng lưu ý. Ở nội dung bài viết này, chúng ta sẽ phân tích cốc và tay cầm trong xu hướng tiếp diễn. 

Mô hình cốc và tay cầm đại diện cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng của thị trường

Mô hình cốc và tay cầm đại diện cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng của thị trường

Tìm hiểu 2 thành phần cốc và tay cầm của mô hình

Mô hình này có 2 phần rõ rệt: Phần cốc, phần tay cầm. Mỗi phần sẽ có những đặc trưng riêng:

Phần cốc – Cup

Cốc của mô hình có thời gian hình thành khá lâu. Trung bình khoảng 3 – 6 tháng thì mới cho tín hiệu giao dịch tin cậy. Phần này sẽ có các đặc điểm như sau:

  • Hình thành sau một xu hướng tăng với biên độ tối thiểu 30%. Lúc này, thị trường đang ở xu hướng tăng. Sau đó, bên bán tạo áp lực lớn nên giá sẽ giảm dần. Từ đó hình thành nên phần thân cốc bên trái với xu hướng giá giảm.
  • Mức giá di chuyển xuống phần đáy cốc. Lúc này, bên mua lại tạo áp lực để đẩy giá lên. Giá sẽ đi lên để hoàn thiện phần thân bên phải của chiếc cốc.
  • Nối 2 đỉnh của phần thân cốc, sẽ được đường kháng cự. Còn đường thẳng đi qua đáy cốc sẽ là đường hỗ trợ. 2 đỉnh của thân cốc không nhất thiết bằng nhau. Thông thường, đỉnh bên trái sẽ thấp hơn nên đường kháng cự thường có xu hướng dốc lên. 

Phần tay cầm – Handle

Thời gian hình thành tay cầm trong mô hình Cup and Handle ngắn hơn phần cốc. Thông thường từ 2-3 tuần sẽ hoàn thiện phần giá này. 

Phần tay cầm Handle được xem là giai đoạn retest của phần thân cốc. Phần này sẽ được bắt đầu hình thành sau khi thân cốc đã hoàn thiện. Lúc này, giá đã tăng đến đỉnh thứ 2 của thân cốc. Sau đó, sẽ có một đợt giảm giá nhẹ, và lại bắt đầu tăng lên để tạo thành hình dáng như một chiếc tay cầm.

Độ sâu của phần tay cầm không được quá ½ của thân cốc. Nếu giá sâu hơn, thì đây không phải là mô hình hoàn chỉnh và không nên dựa vào đó để giao dịch. Sau khi giá phá vỡ khỏi phần tay cầm, thì mô hình Cốc và tay cầm sẽ được xác định hoàn thiện. 

Mô hình được hình thành với 2 phần: Cốc, tay cầm

Mô hình được hình thành với 2 phần: Cốc, tay cầm

Đặc điểm của mô hình Cup and Handle là gì?

Mô hình cốc và tay cầm Cup and Handle là một mẫu mô hình giá cơ bản. Tuy nhiên, nó lại rất ít khi xuất hiện trên biểu đồ và khi đã xuất hiện thì nó sẽ mang đến cơ hội trade không thể tốt hơn cho các nhà đầu tư. 

Vì đặc điểm mô hình khá đặc biệt, do đó sẽ không khó để có thể nhận diện được nó. Trader chỉ cần dựa vào những đặc điểm cơ bản dưới đây để xác định được mô hình:

  • Hình dạng tương tự như một chiếc cốc với tay cầm bên phải. Trong một số ít trường hợp, giá có thể phá vỡ và vọt tăng mạnh mà không hình thành phần cốc. Tuy nhiên, thường thì chỉ những trader giàu kinh nghiệm mới có thể tự tin trade với những dạng mô hình khuyết đó.
  • Mô hình xuất hiện ở cuối của một xu hướng tăng, hoặc đang trong giai đoạn tăng giá của thị trường. Nhìn chung với mô hình này thì vị trí xuất hiện không quá quan trọng vì dù xuất hiện ở đâu trong xu hướng tăng thì nó vẫn cho tín hiệu chính xác.
  • Đáy cốc sẽ có hình vòng cung giống với chữ U. Và mẫu mô hình có đáy vòng cung sẽ tin vậy hơn so với những mô hình cốc và tay cầm có đáy theo dạng hình chữ V.
  • Độ sâu của phần tay cầm không được vượt quá ½ so với độ sâu của phần thân cốc.

Trên đồ thị, phần mô hình cốc và tay cầm thường khó đạt được sự hoàn hảo. Tức là nhìn trên thực tế thì nó sẽ không được đẹp mắt như khi chúng ta phân tích lý thuyết. Chính vì điều này, trader lưu ý để có thể nhận diện chính xác mô hình và không bỏ qua cơ hội giao dịch hấp dẫn. 

Các đặc điểm của mô hình cốc và tay cầm

Các đặc điểm của mô hình cốc và tay cầm

Mô hình cốc và tay cầm hình thành trong điều kiện thị trường thế nào?

Mỗi một mô hình giá đều là sự biểu thị của tâm lý thị trường. Mô hình Cup and Handle – cốc và tay cầm cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.

Theo William O’Neil – nhà đầu tư nổi tiếng đã phát hiện ra mô hình, thì để một mô hình cốc tay cầm hoàn thành cần có 4 giai đoạn cụ thể.

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này thường có thời gian từ 1 – 3 tháng. Đây chính là thời gian mà thị trường đang ở giai đoạn tăng giá. Tức là nó là bước đệm để mô hình xuất hiện. 
  • Giai đoạn 2: Đây chính là giai đoạn mà giá điều chỉnh giảm. Trong một đà tăng giá mạnh, rất nhiều nhà đầu tư đã cảm thấy giá đã lên cao và có thể bán chốt lời. Vì lượng bán mạnh, nên giá sẽ giảm nhẹ và hình thành nên phần thân cốc bên trái. 
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn giá điều chỉnh. Sau khi có một lượng bán mạnh và giá giảm, thì nhiều nhà đầu tư vẫn tin rằng thị trường vẫn khá lạc quan. Do đó, thay vì bán, họ vẫn chọn mua vào, đưa áp lực với phe bán và mức giá lại được đẩy lên để hình thành phần thân cốc bên phải.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn hình thành tay cầm. Các diễn biến tâm lý tương tự như giai đoạn 2 và 3. Và sau khi hoàn thiện tay cầm, giá sẽ vọt lên khỏi đỉnh của tay cầm và vút lên. Lúc này, mô hình đã hoàn thành. 
Mô hình hình thành đại diện cho sự thay đổi tâm lý thị trường

Mô hình hình thành đại diện cho sự thay đổi tâm lý thị trường

Giao dịch cùng Cup and Handle

Đến đây, trader đã hiểu được chính xác thế nào là mô hình Cup and Handle cũng như các tín hiệu để nhận biết chúng. Vậy làm thế nào để có thể chốt lời hiệu quả cùng cốc và tay cầm? Tin vui cho các bạn là việc giao dịch với mô hình này hết sức đơn giản. Gần như 90% vấn đề sẽ được giải quyết khi trader chọn được thời điểm vào lệnh. 

Xác định chính xác mô hình và xu hướng thị trường trước đó

Đây là bước đầu tiên để có thể giao dịch cùng mô hình Cup and Handle. Việc xác định chính xác xu hướng tăng trước đó, cũng như có quá trình theo dõi mô hình hình thành rất quan trọng. Nó sẽ giúp trader nhận diện chính xác mô hình. Khi đó, mới có thể đưa ra được phương án giao dịch hợp lý. 

Đặt lệnh với 2 cách

Vì đây là mô hình trong xu hướng tăng tiếp diễn, nên chắc chắn trader sẽ vào lệnh mua. Lệnh sẽ được thực hiện với 2 cách:

  • Cách 1: Tại điểm đáy của phần tay cầm, tiến hành đặt lệnh. Tức là lúc này, mô hình vẫn chưa thực sự được hoàn thiện nhưng nó gần như đã chắc chắn. Đây cũng là cách giao dịch phổ biến. Vì từ đáy, giá sẽ vọt lên tăng mạnh và đây chính là điểm mua thấp nhất trong lúc này. Lệnh Buy sẽ được đặt ở vị trí cách đỉnh cốc 1 đoạn  tương đương ⅓ tổng chiều cao mô hình (chiều cao thân cốc). 
  • Cách 2: Ngay khi giá phá vỡ phần tay cầm thì tiến hành vào lệnh mua. Đây cũng là thời điểm mà giá bắt đầu tăng mạnh. Trong trường hợp này, có thể trader sẽ không cần thực hiện chốt lời. Đây cũng được xem là phương pháp khá an toàn, mang lại lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, cần lưu ý theo dõi mô hình để đảm bảo khớp lệnh ngay sau khi giá phá vỡ. Nếu không, lợi nhuận sẽ không tối ưu như mong muốn. 
Giao dịch cùng Cup and Handle

Giao dịch cùng Cup and Handle

Đặt cắt lỗ

Giao dịch với Cup and Handle cũng như với bất cứ mô hình giá nào, điểm stop loss là không thể thiếu. Vì trong mọi trường hợp, các rủi ro không lường trước được đều có thể xảy ra.

Khi giao dịch cùng cốc và tay cầm, phần lớn lời khuyên đều sẽ cho rằng, bạn nên cắt lỗ ở vị trí dưới đáy tay cầm. Tuy nhiên, đây không thực sự là chiến lược thông minh.

Hãy đặt điểm cắt lỗ ở mức giá đóng cửa của cây nến nào có volume lớn nhất trong quá trình hình thành tay cầm. Đó sẽ là vị trí an toàn và giảm thiểu tối đa rủi ro cho bạn.

Ngoài ra, sẽ hơi phức tạp với những trader mới khi nhận diện chính xác mô hình cốc và tay cầm trên đồ thị giao dịch. Do đó, nếu bạn còn nghi ngờ vì mô hình không được đẹp, hãy kết hợp thêm các chỉ báo khác. Sử dụng thêm 1 – 2 công cụ phân tích kỹ thuật sẽ làm tăng độ chính xác cho quá trình phân tích và dự đoán thị trường. 

Kết luận

Cup and Handle là một mô hình giá tiếp diễn nên khi trade, điều quan trọng là phải xác định được xu hướng trước đó. Và quan trọng hơn, nhận diện được mô hình trên biểu đồ chính là bước đầu tiên để bạn có thể giao dịch thành công với nền tảng này. 

Chúng ta đã tìm hiểu cụ thể về mô hình Cup and Handle cũng như các cách giao dịch với mô hình. Hy vọng mẫu mô hình này sẽ giúp trader có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích khi trade forex. Để cập nhật thêm các nội dung khác về những mô hình giá, đừng quên theo dõi các bài viết khác từ Sanfxuytin.

5/5 - (3 bình chọn)
Sàn forex mới
4,0 rating
Ưu đãi cho nhà đầu tư mới
4,5 rating
Giấy phép FSA, CBCS, FCS, FCSA, CySEC, FCA, CMA. Nạp tối thiểu $10
4,8 rating
Ưu đãi cho người mới: Nạp càng nhiều nhận càng nhiều với 10% bonus khi nạp
3,5 rating
Giấy phép FSC, CySEC, DFSA. Nạp tối thiểu $5
3,8 rating
Giấy phép CySEC, FSA, ASIC, SCB
© Copyright 2024 Sàn cfd uy tín. Đầu tư, giao dịch CFD & tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia. Nội dung website với mục đích chia sẻ kiến thức. Người chia sẻ không chịu trách nhiệm với những áp dụng và kết quả thực tế người dùng. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai và chỉ sử dụng với mục đích minh họa.
Trong bài viết này